Tempered glass là tên gọi tiếng anh của kính cường lực, chỉ chung tất cả các loại kính cường lực được sử dụng phổ biến hiện nay.
Trong bài viết này, Phúc Đạt mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Tempered glass, cấu tạo, quy trình sản xuất và các hệ kính ứng dụng khác.
Tempered glass là gì?
Tempered glass là tên tiếng anh của kính cường lực. Trong đó:
- Tempered có nghĩa là tôi luyện.
- Glass có nghĩa là kính.
Có thể hiểu Tempered glass là tên gọi tiếng anh chỉ chung các loại kính đã trải qua quá trình tôi nhiệt cường lực.
Đặc điểm của kính cường lực tempered glass đó là bộ bền, độ chịu lực, cách nhiệt, cách âm tốt sau khi trải qua quá trình gia công tôi nhiệt. Bên cạnh đó, nếu bị nổ vỡ thì kính sẽ vỡ thành các mảnh nhỏ không sắc cạnh, không gây nguy hiểm như kính thường.
Kính cường lực tempered glass.
Kính cường lực loại cơ bản nhất là kính trắng cường lực có độ dày 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 19mm, 20mm, 21mm…
Bên cạnh kính cường lực tempered glass thì trên thị trường hiện nay có các loại kính liên quan gồm:
- Laminated Glass: kính dán an toàn (tempered safety glass)
- Tinted glass: kính màu
- Frosted glass: kính mờ
- Cathedral glass: kính mờ 1 mặt có vân, 1 mặt láng
- Reflective glass: kính phản quang
- Coated glass: kính có thể ngăn tia cực tím, hồng ngoại
- Các loại kính khác như kính sơn, kính chống cháy…
Kính hộp ứng dụng kính cường lực và các loại kính khác.
Quy trình sản xuất Tempered glass
Tempered glass là loại kính cường lực được ưa chuộng, lắp đặt trong nhiều không gian hiện nay. Sản phẩm được sản xuất thông qua quy trình gồm các bước:
- Bước 1: Xác định chủng loại kính cùng độ dày, kích thước theo yêu cầu khách hàng và tiến hành cắt kính.
- Bước 2: Mài kính (nếu có yêu cầu từ đơn đặt hàng): Mài bo tròn, mài xiết cạnh…
- Bước 3: Khoan hoặc khoét góc theo yêu cầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của kính cường lực.
- Bước 4: Rửa sạch kính, kiểm tra chất lượng xem có lỗi hỏng gì không trước khi đưa vào xử lí nhiệt.
- Bước 5: Xử lí nhiệt kính, tôi kính trong nhiệt độ khoảng 700 – 800 độ C. Tiếp theo, phải làm mát, lạnh đột ngột nhằm tạo ứng suất bề mặt kính. Đây chính là bước giúp kính cường lực Tempered glass có được kết cấu vững chắc tuyệt vời.
- Bước 6: Kính hoàn thành tôi nhiệt trở thành kính tempered glass; sau đó được sơn tem logo của nhà sản xuất.
Video quy trình sản xuất kính tempered glass – Nhà máy kính Phúc Đạt
Tiêu chuẩn đánh giá kính cường lực
Để có thể đánh giá kính cường lực (Tempered glass) có đạt tiêu chuẩn hay không. Mỗi thành phẩm kính đều phải qua kiểm định 7 thông số kỹ thuật theo quy định TCVN 7455 : 2004. Trong đó, bao gồm:
- Kiểm định đạt tiêu chuẩn ứng suất bề mặt kính, đây là tiêu chuẩn đánh giá tỉ lệ và kích thước khi hạt kính vỡ.
- Kiểm định về những khuyết điểm, lỗi hỏng thẩm mỹ bên ngoài.
- Kiểm định đạt chuẩn về dung sai của độ dày kính.
- Kiểm định tiêu chuẩn về dung sai kích thước.
- Kiểm định tiêu chuẩn về độ rơi, va đập.
- Kiểm định tiêu chuẩn về độ phẳng.
- Kiểm định tiêu chuẩn va đập con lắc.
Trong những tiêu chuẩn để đánh giá kính cường lực Tempered glass ở trên, thì 2 tiêu chí ứng suất bề mặt và độ phẳng kính là tiêu chuẩn được quan tâm nhất. Đây là những tiêu chuẩn luôn được kiểm định chặt chẽ mà bất kì nhà thầu, hay nhà đầu tư nào cũng lưu ý kỹ càng.
Xem thêm các tiêu chuẩn kỹ thuật của kính cường lực do công ty Nhôm Kính Phúc Đạt chúng tôi cung cấp lắp đặt.
Các loại kính cường lực Tempered glass
Kính cường lực Tempered glass có nhiều loại, được phân chia theo: tính chất sản xuất, độ dày kính và nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Phân loại Tempered glass theo quy trình sản xuất
- Kính cường lực hoàn toàn: Là loại kính cường lực theo quy trình sản xuất cắt – mài – khoan – rửa. Sau đó được tôi luyện ở nhiệt độ cao, rồi làm lạnh đột ngột với nhiệt độ thấp. Nên kính cường lực temper có tính chống va đập gấp 4 đến 5 lần so với kính thông thường.
- Kính cường lực một phần: Hay còn gọi là kính bán cường lực. Là hệ kính cũng được tôi luyện theo quy trình sản xuất giống kính cường lực hoàn toàn. Tuy nhiên, khi làm nguội sẽ theo phương pháp khác. Nên độ bền kính cường lực một phần sẽ thấp hơn so với kính cường lực hoàn toàn. Nhưng tính chịu lực so với các loại kính thông thường vẫn cao gấp 2 đến 3 lần.
Phân loại tấm kính theo độ dày
Phân loại kính cường lực tempered glass theo độ dày sẽ có các loại: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 19mm, 20mm…
Nếu sử dụng kính để ghép kính dán an toàn thì cộng độ dày các tấm kính và độ dày tấm phim ghép là 0.38mm. Các loại kính dán phổ biến có độ dày 6.38mm, 8.38mm, 10.38mm, 12.38mm, 16.38mm…
Kính tempered trong lắp đặt dân dụng phổ biến nhất là kính cường lực có độ dày 10mm.
Phân loại kính cường lực tempered glass theo nhu cầu sử dụng
Phân loại theo mục này thì có các sản phẩm rất đa dạng. Hiện tại kính cường lực tempered glass thường được sử dụng để lắp đặt các sản phẩm sau:
- Cửa kính cường lực các loại (tempered glass door)
- Kính cường lực cho vách ngăn, vách kính, vách dựng
- Kính phòng tắm
- Kính temper màu ốp bếp, kính sơn màu
- Kính cường lực cho cầu thang, lan can, mái kính
- Nội ngoại thất kính các loại…
Ưu và nhược điểm của Tempered glass
Bất kì sản phẩm nào cũng có ưu nhược điểm, và Tempered glass cũng vậy. Sau khi đã biết Tempered glass là gì, bạn hãy cùng Nhôm Kính Phúc Đạt tìm hiểu kính cường lực có những ưu nhược điểm gì.
Ưu điểm kính cường lực temper
- Vật liệu có tính cách mạng thay thế cho các loại vật liệu / kiến trúc truyền thống như thạch cao, tường xi măng, cấu trúc xây dựng bê tông xi măng truyền thống…
- Độ bền cao. Tuy cùng độ dày và kích cỡ so với các loại kính khác, nhưng kính cường lực có thể chịu va đập cao gấp 4 – 5 lần. Chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cao gấp 3 – 4 lần so với các loại kính khác.
- Độ an toàn: Các chuyên gia đánh giá sử dụng kính cường lực đạt độ an toàn cao. Vì dù trong quá trình sử dụng, hay cho dù gặp sự cố bị vỡ kính, thì đều an toàn cho người sử dụng.
- Độ đa dạng mẫu mã: Kính cường lực temper được tôi luyện đa dạng kiểu dáng, mẫu mã. Có thể làm kính temper màu, kính mờ, kính dán decal…
- Độ tiện lợi: Kính cường lực dễ vệ sinh làm sạch chỉ bằng nước lau kính và chiếc khăn sạch.
Tempered glass có khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao.
Nhược điểm kính cường lực Tempered glass
Bên cạnh các ưu điểm thì kính cường lực cũng có các nhược điểm gồm:
- Sau khi kính đã được tôi cường lực, thì không thể chỉnh sửa, khoan, cắt hay đục.
- Lắp đặt, thi công kính cường lực đòi hỏi phải có tính chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Với những công trình lắp đặt kính cường lực lớn, cần phải cẩn trọng trong việc di chuyển để hạn chế rủi ro vỡ kính.
Địa chỉ cung cấp lắp đặt kính cường lực tempered glass uy tín
Quý khách hàng có nhu cầu tham khảo và thi công lắp đặt các loại tempered glass chất lượng giá tốt hãy liên với Phúc Đạt ngay để nhận tư vấn miễn phí.
Công ty Nhôm Kính Phúc Đạt chúng tôi là đơn vị chuyên thi công lắp đặt kính tempered glass các sản phẩm cửa kính, vách kính, cửa nhôm… với chất lượng uy tín, giá tốt.
Công trình kính cường lực tempered glass thi công bởi Phúc Đạt.
Với nhiều năm cung cấp dịch vụ lắp đặt, cho đến nay, dấu ấn thi công chất lượng của Phúc Đạt đã có mặt khắp các công trình lớn nhỏ trên cả nước. Từ các công trình nhà ở, công trình dân dụng cho đến trung tâm thương mại, khối văn phòng, thể dục thể thao, trường học, bệnh viện, tòa nhà cao ốc…
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Nhôm Kính Phúc Đạt luôn không ngừng tiến bộ, mang đến những dòng sản phẩm mới nhất theo xu hướng hiện đại. Đội ngũ chúng tôi tạo dựng lòng tin khách hàng nhờ sự tín nhiệm, chuyên nghiệp trong thi công, độ bền chất lượng bảo hành trong sản phẩm.
Nếu bạn đang tìm đơn vị gia công, lắp đặt kính cường lực temper, không thể bỏ qua Nhôm Kính Phúc Đạt!
Bài viết liên quan
TOP 99+ MẪU NHÀ BẾP ĐẸP HOT NHẤT 2024
Xem chi tiết99+ Mẫu phòng khách đẹp: Cập nhật xu hướng thiết kế nội thất mới nhất 2024
Xem chi tiếtNhững Mẫu Tủ Bếp Đẹp Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
Xem chi tiếtTOP 5 MẪU LAN CAN ĐẸP ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY
Xem chi tiếtĐiểm danh những mẫu biệt thự đẹp, sang trọng và hiện đại
Xem chi tiếtKhám Phá Những Mẫu Cổng Đẹp Và Sang Trọng Trên Thị Trường
Xem chi tiết